Khoa Cơ – Điện, Trường Đại học Mỏ – Địa chất được thành lập theo quyết định số 916/QĐ-MĐC ngày 23 tháng 11 năm 2006, trong đó có 5 bộ môn:
- Bộ môn Điện khí hóa;
- Bộ môn Kỹ thuật Cơ khí;
- Bộ môn Kỹ thuật Điện – Điện tử;
- Bộ môn Máy và Thiết bị mỏ;
- Bộ môn Tự động hóa;
Cơ cấu tổ chức:
Đào tạo Đại học:
Ở những năm đầu mới thành lập, Khoa Cơ – Điện đào tạo 3 ngành đào tạo:
- Kỹ thuật cơ khí, đào tạo các chuyên ngành:
- Công nghệ chế tạo máy
- Máy và Thiết bị mỏ
- Máy và Tự động thủy khí
- Kỹ thuật điện, đào tạo các chuyên ngành:
- Điện khí hóa
- Điện – Điện tử
- Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, đào tạo chuyên ngành: Tự động hóa
Đến nay, quy mô đào tạo ngành và các chuyên ngày ngày càng được mở rộng với nhiều ngành và chuyên ngành như:
- Kỹ thuật cơ điện tử
- Kỹ thuật cơ khí động lực
- Kỹ thuật cơ khí, đào tạo các chuyên ngành:
– Cơ khí ô tô
– Công nghệ chế tạo máy
– Máy và Thiết bị mỏ
– Máy và Tự động thủy khí - Kỹ thuật điện, đào tạo các chuyên ngành:
– Điện khí hóa
– Điện công nghiệp
– Điện – Điện tử
– Hệ thống điện - Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, hiện đang đào tạo chuyên ngành: Tự động hóa
Mỗi năm có khoảng 500 sinh viên thuộc Khoa Cơ – Điện được đào tạo (trong đó có khoảng hơn 400 là hệ đại học, số còn lại là hệ Cao đẳng và Liên thông chưa kể Hệ đào tạo vừa làm vừa học).
Đào tạo Sau đại học:
Khoa Cơ – Điện đã, đang và sẽ tiếp tục đào tạo Sau đại học với các ngành như:
- Kỹ thuật Cơ khí
- Kỹ thuật Điện
- Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
Mỗi năm, có khoảng hơn 30 học viên Cao học và Nghiên cứu sinh được đào tạo tốt nghiệp ra trường. Ngoài ra, trong tương lai với định hướng phát triển theo hướng nghiên cứu, quy mô đào tạo Sau đại học ngày càng tăng.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy:
Cùng với sự phát triển về quy mô đào tạo, đội ngũ cán bộ khoa học của Khoa Cơ – Điện cũng được nâng lên về cả số lượng lẫn chất lượng. Đội ngũ cán bộ khoa học của Khoa hiện nay đã đạt trên 70 cán bộ. Trong đó phần lớn các cán bộ tham gia công tác đào tạo đã đạt trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ và Phó giáo sư và được đào tạo không chỉ ở các trường đại học có uy tín trong nước mà còn ở các trường đại học của các nước tiên tiến trên thế giới như: Nga, Đức, Pháp
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ, các ngành nghề đào tạo phù hợp với xu thế hiện đại, đóng góp cho sự phát triển chung cho nên Công nghiệp nước nhà hiện nay, Khoa Cơ – Điện đã trở thành một trong những Khoa có sức thu hút đông đảo người học tham gia và là một trong những Khoa có đóng góp cho sự phát triển ngày càng mạnh của trường Đại học Mỏ – Địa chất, với xu thế ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu thực tế lao động và hiện đại.
Lãnh đạo Khoa qua các thời kỳ:
Nhiệm kỳ: 2007 – 2012
![]() |
![]() |
![]() |
Trưởng Khoa
TS. Nguyễn Chí Tình |
Phó Trưởng Khoa
TS. Đinh Văn Chiến |
Phó Trưởng Khoa
TS. Phạm Công Hòa |
Nhiệm kỳ 2012 – 2017
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Trưởng Khoa
TS. Nguyễn Chí Tình |
Phó Trưởng Khoa
PGS.TS Nguyễn Đức Khoát |
Phó Trưởng Khoa
PGS.TS Khổng Cao Phong |
Phó Trưởng Khoa |
Nhiệm kỳ 2017 – 2022
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Trưởng Khoa | Phó Trưởng Khoa
TS Nguyễn Thạc Khánh |
Phó Trưởng Khoa
TS Trần Đức Huân |
Phó Trưởng Khoa |
Các kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ:
Trong những năm 2012, 2013, 2014 đội ngũ CBKH Khoa Cơ Điện đã thực hiện 07 đề tài cấp cơ sở, 11 đề tài nghiên cứu phục vụ sản xuất, 12 giáo trình NXB, 24 bài báo quốc tế, 17 báo cáo hội nghị quốc tế, 45 bài báo trong nước và nhiều báo cáo hội nghị khoa học đã nói lên kết quả hoạt động KHCN của khoa Cơ điện.
Tuy kết quả đạt được còn khiêm tốn so với tiềm năng của đội ngũ CB KHKT trong Khoa, nhưng nhìn chung kết quả này là đạt yêu cầu so với điều kiện thực tế về khối lượng giảng dạy và cơ sở vật chất nghiên cứu hiện tại trong Khoa.