Địa chỉ: P.610, nhà C12 tầng, Đại học Mỏ – Địa chất, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại/Fax: (84-4) 38388482.
Email: dienkhihoa@humg.edu.vn

1. Giới thiệu chung về lịch sử phát triển của Bộ môn
Bộ môn Điện khí hóa, trước đây là bộ môn Cơ điện mỏ, được thành lập năm 1967. Mục tiêu ban đầu từ những ngày mới thành lập bộ môn là đào tạo các kỹ sư chuyên ngành Cơ điện mỏ (từ K7 đến K30) có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực cơ điện mỏ (cơ vận hành và điện mỏ).
Do nhu cầu phát triển của xã hội, từ khóa K31 cho đến ngày nay chuyên ngành đào tạo kỹ sư Cơ điện mỏ được đổi thành chuyên ngành Điện khí hóa xí nghiệp, năm 2011 mở thêm chuyên ngành đào tạo Hệ thống điện và năm 2018 đổi thành chuyên ngành Điện khí hóa xí nghiệp thành Điện Công nghiệp.
Hiện nay Bộ môn Điện khí hóa có 11 cán bộ, viên chức, trong đó có 02 Phó Giáo sư, 05 Tiến sĩ, 02 Thạc sĩ, 01 Thạc sỹ đang làm NCS trong nước và 01 Thạc sỹ đang làm NCS tại CHLB Đức.
2. Mục tiêu đào tạo và chuyên ngành đào tạo
Mục tiêu đào tạo là trang bị cho sinh viên có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuyên ngành Hệ thống điện, Điện khí hóa để có khả năng: thiết kế, chế tạo, vận hành, sử dụng, sửa chữa bảo dưỡng, quản lý, nghiên cứu phát triển các hệ thống điện; có khả năng làm việc trong lĩnh vực sản xuất truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng trong các ngành kinh tế Quốc dân. Hiện tại bộ môn đang đào tạo các hệ và các chuyên ngành đào tạo sau:
a. Đào tạo Sau đại học:
– Đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành: Kỹ thuật điện
– Đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành: Kỹ thuật điện
b. Đào tạo Đại học Kỹ sư ngành Kỹ thuật điện các chuyên ngành:
– Điện khí hóa xí nghiệp
– Điện Công nghiệp
– Hệ thống điện
– Cơ điện (hệ vừa làm vừa học)
c. Đào tạo Cao đẳng
– Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
d. Đào tạo liên thông Cao đẳng – Đại học
– Chuyên ngành Điện khí hóa
– Chuyên ngành Hệ thống điện
3. Thành tích đào tạo
– Hướng dẫn 15 nghiên cứu sinh, trong đó 10 người đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ.
– Đào tạo 36 khoá cao học với 285 học viên đã bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp, 05 học viên hiện đang theo học khóa 37.
– Đào tạo được 58 khóa chuyên ngành Điện khí hoá, Hệ thống điện & Cơ điện hệ chính quy và tại chức tại Hà Nội, Quảng ninh, Vũng tàu và các nơi khác với tổng số hơn 6000 kĩ sư.
4. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
– Đề tài cấp Bộ: 19
– Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: 01
– Đề tài cấp cơ sở: 17
– Giáo trình, bài giảng: 40
– Bài báo công bố trong và ngoài nước: 140
– Chủ trì nhiều hợp đồng sản xuất với các cơ quan xí nghiệp ngoài sản xuất.
5. Hợp tác quốc tế
Nhiều các bộ của Bộ môn được đào tạo ở những nước có trình độ khoa học tiên tiến trên thế giới như: LB Nga, CHLB Đức, CH Pháp… Hiện nay Bộ môn tiếp tục kế thừa và hợp tác có hiệu quả với nhiều trường Đại học trên thế giới:
– Trường Đại học Mỏ Matxcơva – LB Nga
– Trường Đại học Duisburg-Essen – CHLB Đức
– Trường Technical university of berlin – CHLB Đức
– Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Tula – LB Nga
– Trường Đại học Tổng hợp nghiên cứu kỹ thuật quốc gia Irkutsk- LB Nga
– Trường Université de Lorraine – CH Pháp
6. Khen thưởng
a. Tập thể:
– Tổ Lao động XHCN 1978-1979;
– 01 Bằng khen của Thủ tướng chính phủ;
– 02 Bằng khen của Bộ Giáo dục & Đào tạo;
– 01 Bằng khen của Công đoàn Ngành Giáo dục Việt Nam;
– Nhiều Giấy khen của Trường Đại học Mỏ – Địa chất.
b. Cá nhân:
– 01 Huân chương Lao động hạng Ba;
– 02 Bằng khen của Thủ tướng chính phủ;
– 08 Bằng khen của Bộ Giáo dục & Đào tạo;
– 02 Bằng khen TW Đoàn;
– 04 Bằng khen Thành đoàn Hà Nội;
– 03 Chiến sĩ thi đua cấp Bộ
– 01 Bằng khen Công đoàn Giáo dục;
– Nhiều Giấy khen của Trường Đại học Mỏ – Địa chất;
– Nhiều Huân, Huy chương kháng chiến các loại.
Tổng hợp: Đỗ Như Ý