BỘ MÔN TỰ ĐỘNG HOÁ XÍ NGHIỆP MỎ VÀ DẦU KHÍ
- Văn phòng: Phòng 504, nhà C12 tầng, Khu A, Trường ĐH Mỏ – Địa chất
- Địa chỉ: 18 Phố Viên, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại: 024.37550643
- Email: bmtudonghoa@humg.edu.vn
- Website: https://emf.humg.edu.vn/bo-mon-tu-dong-hoa/
1. Giới thiệu chung về lịch sử phát triển
Bộ môn Tự động hoá Xí nghiệp Mỏ và Dầu khí được thành lập theo quyết định số số 89/MĐC/TCCB ngày 28 tháng 03 năm 2002 của Hiệu trưởng trường Đại học Mỏ – Địa chất trên cơ sở là nhóm “Tự động hoá và Truyền động điện” thuộc Bộ môn Điện khí hóa (Bộ môn Cơ – Điện cũ).
Bộ môn được thành lập với chức năng nhiệm vụ là trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo các hệ và các bậc trong trường, thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, bồi dưỡng giảng viên, nhân viên phục vụ đào tạo và quản lý trực tiếp sinh viên.
Từ những ngày đầu thành lập Bộ môn chỉ có 8 cán bộ, giảng viên cho tới nay Bộ môn đã phát triển và có tổng số 18 cán bộ, giảng viên. Trong đó có 01 PGS.TS, 06 TS, 11 ThS (trong đó có 04 nghiên cứu sinh nước ngoài).
Sau gần 15 năm phát triển, các cán bộ của Bộ môn cùng với các Bộ môn trong Khoa đã đào tạo hàng nghìn kỹ sư thuộc các chuyên ngành: Cơ điện mỏ, Điện khí hoá và Tự động hoá. Từ năm 2002 đến nay Bộ môn đã quản lý và đào tạo được hơn 1000 kĩ sư Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, góp phần đào tạo thành công khoảng 100 thạc sĩ và 5 tiến sĩ. Số sinh viên chính quy có 150 SV/năm ở cả hai miền Nam – Bắc; khoảng 50 sinh viên Cao đẳng và Liên thông cao đẳng – đại học; và 1 đến 2 Nghiên cứu sinh.
2. Cơ cấu tổ chức
* Ban chủ nhiệm bộ môn
![]() Chủ nhiệm bộ môn |
|
![]() Phó chủ nhiệm bộ môn |
![]() Phó chủ nhiệm bộ môn |
* Các cán bộ của bộ môn
Hiện tại của bộ môn có 11 cán bộ giảng dạy và 4 cán bộ thỉnh giảng trong đó:
– Lãnh đạo Bộ môn:
+ PGS.TS. Nguyễn Đức Khoát (Chủ nhiệm Bộ môn)
+ TS Khổng Cao Phong (Phó chủ nhiệm Bộ môn)
+ TS Đặng Văn Chí (Phó chủ nhiệm Bộ môn)
– Cán bộ giảng dạy: 11 cán bộ giảng dạy (01 NCS nước ngoài)
– Cán bộ phục vụ giảng dạy: 01 cán bộ
– Cán bộ thỉnh giảng: 04 cán bộ
+ PGS.TS. Đào Văn Tân
+ PGS.TS. Thái Duy Thức
+ TS. Phan Minh Tạo
+ TS. Nguyễn Chí Tình
3. Cơ sở vật chất và phòng thí nghiệm
Bộ môn Tự động hóa hiện đang quản lý 02 Phòng thí nghiệm phục vụ công tác đào tạo chuyên ngành Tự động hóa với:
+ Hệ thống các thiết bị PLC;
+ Hệ thống các thiết bị biến tần;
+ Hệ thống các Kit Vi điều khiển, DSP;
+ Bàn thí nghiệm đo lường;
+ Bộ thí nghiệm điều khiển quá trình;
+ Hệ thống các thiết bị cân công nghiệp.
+ ………
4. Hoạt động chính và những kết quả đạt được
Bộ môn tham gia tích cực vào các hoạt động nghiên cứu khoa học. Các cán bộ của Bộ môn đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu cơ sở và đề tài thực tế sản xuất. Bộ môn đã trực tiếp lãnh đạo chỉ đạo các cán bộ hướng dẫn sinh viên tham gia các cuộc thi Robocon, Robot Rosnef.
Với những hoạt động kể trên, Bộ môn đã nhiều lần đạt danh hiệu “Tập thể Lao động Xuất sắc”, “Tập thể Lao động giỏi”. Nhiều cá nhân của Bộ môn đã được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.1. Công tác đào tạo
+ Đào tạo Cử nhân: Công nghệ điều khiển và tự động hóa
+ Đào tạo Kỹ sư: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
+ Đào tạo Thạc sĩ: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
+ Đào tạo Tiến sĩ: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
+ Tham gia giảng dạy các hệ đào tạo Cử nhân, Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ các chuyên ngành trong trường.
+ Thực hiện các Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
4.2. Đề tài công trình NCKH và Dự án
+ Lập chương trình nghiên cứu các thông số của hệ thống TĐĐ máy xúc EKG 4,6 – 4,6 A trên máy vi tính
+ Phương pháp xác định các thông số hợp lý hệ thống kín truyền động điện một chiều trên máy vi tính
+ Nghiên cứu xây dựng đặc tính động cơ không đồng bộ dựa trên nền hệ thống nhúng
+ Xây dựng các module chính của biến tần phục vụ thí nghiệm biến tần điều khiển truyền động điện
+ Nghiên cứu chế tạo bộ thiết bị phục vụ giảng dạy thực hành nội dung nổ mìn điện cho môn học phá vỡ đất đá bằng phương pháp khoan nổ mìn
5. Quan hệ doanh nghiệp và quan hệ quốc tế
Trong quá trình đào tạo và phát triển của bộ môn Tự động hoá, các cán bộ giảng dạy của bộ môn đã được cử đi nghiên cứu và thực hiện tốt mục tiêu nghiên cứu tác các nước phát triển, và đã có những uy tín đối với các trường, các viên nghiên cứu ở nước ngoài. Qua đó, bộ môn Tự động hoá cũng đã tạo được mối liên hệ lâu dài với mục đích đào tạo và nghiên cứu khoa học.
+ Trường Đại học công nghệ Darmsatdt, Đức
+ Trường Đại học công nghệ Dresden, Đức
+ Trường Đại học Siegel, Đức
+ Trường Đại học công nghệ Grenoble, Pháp
Ngoài mục tiêu đào tạo, bộ môn Tự động hoá đã có những mối quan hệ, chuyển giao kỹ thuật và khoa học với các đơn vị sản xuất có uy tín trong các lĩnh vực công nghệ, tự động hoá, cơ khí chính xác, các trung tâm trực thuộc các tập đoàn lớp:
+ Công ty ứng dụng giải pháp công nghệ Astec
+ Công ty cơ khí chính xác VPMS
+ Viện công nghệ thông tin thuộc Viện hàn lâm khoa học Việt Nam
+ Viện khoa học công nghệ Mỏ
+ Trung tâm an toàn Mỏ, Uông Bí, Quảng Ninh
+ …..
6. Mục tiêu và Định hướng phát triển
+ Điều khiển dẫn hướng động cơ tuyến tính bằng từ trường
+ Điều khiển tối ưu thông số cho động cơ KĐB
+ Tự động ghép nối đồng bộ các nguồn và tải trong hệ thống năng lượng tái tạo
+ Tối ưu điều khiển cho các hệ thống truyền động điện trong công nghiệp Mỏ và Dầu khí
+ Điều khiển tối ưu quá trình đa biến trong công nghiệp lọc hoá dầu
+ Điều khiển tối ưu các quá trình công nghệ Mỏ (Bơm, Quạt, Băng tải…)
+ Nghiên cứu, phát triển các hệ điều khiển nhúng trong công nghiệp Mỏ
+ Điều khiển giám sát các quá trình trong công nghệ mỏ (giám sát khí mỏ, môi trường, quá trình công nghệ khai thác, quá trình công nghệ tuyển…
7. Khen thưởng
Bộ môn đã nhiều lần đạt danh hiệu “Tập thể Lao động Xuất sắc”, “Tập thể Lao động giỏi”. Nhiều cá nhân của Bộ môn đã được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.