Khoa Cơ – Điện liên tục tuyển sinh và đào tạo theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT.
1. Hệ Đại học: đào tạo 4,5 năm; tuyển sinh các ngành
1.1. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT
1.2. Phạm vi tuyển sinh: Trên toàn quốc
1.3. Phương thức tuyển sinh
- Phương thức 1 (PT1): Xét tuyển kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022
– Thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022
– Điểm các môn thi không nhân hệ số;
- Phương thức 2 (PT2): Xét tuyển theo học bạ
– Thí sinh tốt nghiệp THPT và kết quả học tập trong 3 học kỳ (Lớp 11, và học kỳ 1 lớp 12).
– Xét tuyển thí sinh theo học bạ với các thí sinh đạt hạnh kiểm xếp loại Khá trở lên;
– Tổng điểm trung bình các môn học theo khối thi của 3 học kỳ THPT: lớp 11 và kỳ I lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên. - Phương thức 3 (PT3): Sử dụng kết quả đánh giá năng lực của ĐH BKHN
- Tổ hợp môn xét tuyển: Các thí sinh có thể sử dụng một trong 4 các tổ hợp sau để xét tuyển
A00: Toán – Lý – Hóa
A01: Toán – Lý – Anh
C01: Toán – Lý – Văn
K00: Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên và Tiếng anh
K01: Toán, Đọc hiểu và Khoa học tự nhiên
K02: Toán, Đọc hiểu và Tiếng anh
1.4. Các ngành tuyển sinh:
- Đối với phương thức 1 và phương thức 2, chỉ tiêu xét tuyển như sau:
STT | Mã ngành | Tên ngành | Chỉ tiêu | Tổ hợp môn xét tuyển | |
PT1 | PT2 | ||||
A. Nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật | |||||
1 | 7510301 | Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử | 30 | 0 | A00; A01; C01 |
B. Nhóm ngành cơ khí | |||||
1 | 7520103 | Kỹ thuật cơ khí | 50 | 20 | A00; A01; C01 |
2 | 7520114 | Kỹ thuật cơ điện tử | 60 | 5 | A00; A01; C01 |
3 | 7520116 | Kỹ thuật cơ khí động lực | 20 | 10 | A00; A01; C01 |
4 | 7520130 | Kỹ thuật ô tô | 60 | 5 | A00; A01; C01 |
C. Nhóm ngành Kỹ thuật điện và Tự động hóa | |||||
1 | 7520201 | Kỹ thuật điện | 90 | 30 | A00; A01; C01 |
2 | 7520216 | Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa | 60 | 10 | A00; A01; C01 |
3 | 7520218 | Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo | 20 | 0 | A00; A01; C01 |
Thông tin chi tiết về chỉ tiêu và điểm xét tuyển (xem chi tiết tại đây.)
- Đối với phương thức xét tuyển 3:
STT | Mã ngành | Tên ngành | Chỉ tiêu | Tổ hợp môn xét tuyển |
A. Nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật | ||||
1 | 7510301 | Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử | 10 | K00; K01; K02 |
B. Nhóm ngành cơ khí | ||||
1 | 7520103 | Kỹ thuật cơ khí | 20 | K00; K01; K02 |
2 | 7520114 | Kỹ thuật cơ điện tử | 15 | K00; K01; K02 |
3 | 7520116 | Kỹ thuật cơ khí động lực | 10 | K00; K01; K02 |
4 | 7520130 | Kỹ thuật ô tô | 15 | K00; K01; K02 |
C. Nhóm ngành Kỹ thuật điện và Tự động hóa | ||||
1 | 7520201 | Kỹ thuật điện | 30 | K00; K01; K02 |
2 | 7520216 | Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa | 10 | K00; K01; K02 |
3 | 7520218 | Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo | 10 | K00; K01; K02 |
1.5. Tổ chức tuyển sinh:
– Thời gian:
- Đợt 1: Theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo (xem chi tiết tại đây)
- Đợt 2 sẽ có thông báo sau khi kết thúc đợt 1
– Hình thức nhận hồ sơ:
- Theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT
– Điều kiện xét tuyển chung: Xét tuyển từ điểm cao xuống điểm thấp và đảm bảo tiêu chí chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đảm bảo đủ chỉ tiêu đã duyệt.
1.6. Chính sách ưu tiên:
Chính sách ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng được thực hiện theo quy định tại Quy chế tuyển sinh hệ đại học chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
1.7. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển…
– Thực hiện theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.8 Kiến thức, kỹ năng đạt được sau khi Tốt nghiệp:
Về kiến thức, các kỹ sư ra trường được trang bị:
- Các kiến thức chiều sâu về các chuyên ngành được đào tạo;
- Các kiến thức chiều rộng về các lĩnh vực liên quan đến các chuyên ngành đào tạo;
Về kỹ năng, kỹ sư sau khi được đào tạo có:
- Tính chuyên nghiệp trong giao tiếp, tinh thần làm việc nhóm, tác phong thái độ chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp;
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có sức khoẻ, có kỹ năng tốt trong các công việc thiết kế, quản lý, khai thác các dây chuyền sản xuất Công nghiệp;
- Có thể hoàn thành tốt các công việc như: Thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành các Hệ thống Cơ khí, Cơ khí ô tô, Hệ thống điện, Điện – Điện tử, Điện công nghiệp, Điện dân dụng, Tự động hóa và Điều khiển cho các dây chuyền công nghệ của các Nhà máy, các Xí nghiệp công nghiệp nói chung, Công nghiệp Mỏ và Dầu khí nói riêng.
- Quản lý, vận hành và khai thác các hệ thống tự động, Cơ khí, Điện của các nhà máy, xí nghiệp.
Khả năng ngoại ngữ và tin học đáp ứng yêu cầu giao tiếp, đọc tài liệu và sử dụng thành thạo các phần mềm trong lĩnh vực chuyên môn.
1.9 Cơ hội việc làm sau khi Tốt nghiệp:
Các kỹ sư được đào tạo một trong các chuyên ngành thuộc Khoa Cơ – Điện có khả năng làm việc tại:
- Các viện nghiên cứu Khoa học công nghệ thuộc chuyên ngành đào tạo;
- Các trường Đại học, Cao đẳng và Đào tạo nghề có liên quan;
- Các Tập đoàn, Nhà máy, Xí nghiệp công nghiệp, Trung tâm, Công ty tư vấn, thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành các thiết bị Máy móc, Cơ khí, Điện và Tự động hóa
- Có thể tiếp tục học Các chương trình sau đại học như: cao học và nghiên cứu sinh trở thành Thạc sĩ, Tiến sĩ, hay Chuyên gia kỹ thuật
- Khoa Cơ – Điện đã xây dựng hệ thống kết nối việc làm với các doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường, đảm bảo công ăn việc làm cho sinh viên. Link hỗ trợ: https://emf.works.vn
2. Hệ Sau đại học: (Thạc sĩ và Tiến sĩ)
Thời gian đào tạo: 2 năm đối với đào tạo Thạc sỹ
Các ngành tuyển sinh:
- Kỹ thuật điện
- Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
- Kỹ thuật cơ khí động lực
Trả lời